Chữ chạy

"Con đường đến với tri thức không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta quyết đi sẽ đến được bến bờ tri thức !". Chào mừng các bạn đến với trang thông tin của Võ Hoàng Tâm - GV Khoa Điện Điện tử - Trường Đại học SPKT Vĩnh Long. Trang cung cấp thông tin - tài liệu học tập cho các bạn học viên và sinh viên. Chúc các bạn thành công trên hành trình đi tìm tri thức ...

Mạch khuếch đại công suất âm tần, cấp tín hiệu biên độ lớn cho tải


Để có công suất tín hiệu đủ lớn cấp cho các loa nhỏ đặt trong các ống nghe, chúng ta có thể ráp mạch theo sơ đồ trên. Trong mạch: Q1 là transistor pnp ráp theo kiểu chân E chung, tín hiệu âm thanh từ ngoài qua tụ liên lạc C1 và điện trở giảm biên R9 đưa vào chân B của Q1 và lấy ra trên chân C đưa thẳng vào chân B của Q3, ở đây transistor Q2 dùng như một nguồn cấp dòng hằng, nó cấp dòng phân cực đủ lớn cho Q3 nhưng lại có trở kháng AC rất lớn, nên không gây tổn thất tín hiệu trên chân C của Q3. Sau cùng tín hiệu qua tụ liên lạc C4 để đến các loa nhỏ đặt trong ống nghe.

Mạch được phân cực như sau: Các điện trở R1, R2, R3 cấp áp phân cực cho chân B của Q1. R6 là điện trở định mức dòng làm việc cho Q1. Tụ C3, và điện trở R3 dùng làm mạch hồi tiếp tự cử nhằm tăng trở kháng ngả vào cho Q1. Các diode D1, D2 và điện trở định dòng R7 dùng tạo ra mức điện áp cố định để giữ cho mức áp trên chân B của Q2 không thay đổi và dùng Q2 làm nguồn cấp dòng hằng với R8 là điện trở định mức dòng hằng. Q3 là tầng khuếch đại ngả ra, lấy thẳng tín hiệu trên chân C của Q1, ở đây điện trở R4 dùng tăng hệ số ổn định nhiệt cho Q3. Tụ C4 là tụ ngả ra, với R10 là điện trở dùng ổn định hoạt động của tụ C4, tránh cho một chân của tụ C4 không bỏ trống khi mạch không cắm ống nghe.   

Để tránh ảnh hưởng qua lại giữa các tầng khuếch đại do dùng đường nguồn chung, chúng ta cũng đặt mạch lọc nhiễu R5, C2 trên đường nguồn DC.