Chữ chạy

"Con đường đến với tri thức không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta quyết đi sẽ đến được bến bờ tri thức !". Chào mừng các bạn đến với trang thông tin của Võ Hoàng Tâm - GV Khoa Điện Điện tử - Trường Đại học SPKT Vĩnh Long. Trang cung cấp thông tin - tài liệu học tập cho các bạn học viên và sinh viên. Chúc các bạn thành công trên hành trình đi tìm tri thức ...

Mạch khuếch đại ngả ra dùng cho Loa


Mạch được ráp với 6 transistor, công dụng của mỗi transistor như sau:

* Q1 là transistor pnp, dùng làm tầng khuếch đại ngả vào. Người ta dùng 2 điện trở R1, R2 lấy áp cấp cho chân B để phân cực, chân E định dòng làm việc với điện trở R5, lọc nguồn dùng điện trở R4 và tụ C2. Tín hiệu cho qua tụ liên lạc C1 vào chân B của Q1, tín hiệu lấy ra trên chân C cho ghép thẳng vào tầng khuếch đại thúc Q2. Trên chân E đặt tụ C3 và điện trở R11 dùng lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch nhằm định độ lợi toàn phần của mạch tăng âm.

* Q2 là transistor npn, dùng làm tầng thúc, nó được thiết kế cho làm việc theo dạng công suất nhỏ hạng A. Tín hiệu cho vào chân B, chân E cho nối masse để lấy dòng. Trên chân C đặt 2 diode 1N4148 để lấy ra mức áp DC cấp phân cực cho các tầng kéo đẩy, tránh tác dụng của rào áp, nhằm sửa méo tại giao điểm tín hiệu. R6, R7 là 2 điện trở định mức dòng làm việc cho Q2, mức áp phân cực trên chân C của Q2 lấy khoảng nửa mức áp nguồn nuôi. Tụ C4 lấy tín hiệu ngả ra hồi tiếp tự cử về tầng thúc nhằm làm cân bằng biên độ tín hiệu trên và dưới ở ngả ra. Dùng tụ nhỏ C6 tạo hồi tiếp nghịch chỉ đối với các tín hiệu vùng tần số cao nhằm tránh cho mạch không phát sinh dao động tự kích. Khi mạch dao động tự kích ở vùng tần số cao, các transistor công suất sẽ bị rất nóng và bị hư.

* Q3, Q4 là 2 transistor hỗ bổ npn và pnp dùng làm tầng khuếch đai kéo đẩy. Cặp transistor này có mọi tham số đều giống nhau, nó chỉ khác là một npn và một kia là pnp. Với cặp transistor hỗ bổ người ta không cần dùng thêm mạch đảo pha. Khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 tăng lên, nó sẽ làm cho Q3 dẫn điện và lúc này Q4 tắt, và ngược lại khi tín hiệu ra trên chân C của Q2 giảm xuống, nó sẽ làm cho Q4 dẫn điện và lúc này Q3 tắt. R8 và R9 là 2 điện trở có trị số bằng nhau và dùng làm tăng hệ số ổn định nhiệt cho tầng công suất ráp theo kiểu phức hợp.

* Q5, Q6 là 2 transistor npn dùng làm tầng công suất. Để có dòng điện tín hiệu đủ mạnh người ta dùng transistor công suất Q5 cho ghép phức hợp với Q3 và dùng transistor công suất Q6 cho ghép phức hợp với Q4. Khi Q3 dẫn, Q5 sẽ dẫn mạnh hơn và tạo điều kiện cho tụ ra loa C5 nạp dòng điện của nguồn nuôi, dòng này có thể dùng để kéo màn loa vào. Khi đến Q4 dẫn, Q6 sẽ dẫn mạnh hơn và tạo điều kiện cho tụ ra loa C5 xả dòng điện qua loa, dòng này sẽ đẩy màn loa ra. Tụ C5 là tụ cấp dòng kéo đẩy cho loa, tụ nầy phải lấy tụ hóa có trị điện dung lớn. Ngang loa người ta đặt mạch lọc zobel để ổn định trở kháng của loa trong dãy tần tín hiệu âm thanh nhằm tránh dạng méo công suất.

Trong mạch này, có 2 hệ thức Bạn cần nhớ:

* Hệ thức dùng định độ lợi toàn mạch:


                           
Trong đó: KF là độ lợi toàn phần. R5 là điện trở định dòng trên chân E của Q1, R11 là điện trở lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch

* Hệ thức dùng tính công suất lấy được trên loa:


                       

Trong đó: Vcc là mức áp nguồn nuôi. RL  là trở kháng của loa.