50 năm sau Sứ mệnh Apollo, đã có 12 người đặt chân lên Mặt trăng và hàng chục người được mai táng ngoài không gian. Trong đó đặc biệt hơn cả là Eugene Shoemaker - một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20, và cũng là người duy nhất của nhân loại an nghỉ trên Mặt trăng.
Eugene Shoemaker (hay còn được bạn bè và gia đình gọi bằng cái tên thân thương Gene), là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20.
Người duy nhất được mai táng trên Mặt trăng
Ước mơ cháy bỏng lên Mặt trăng nhưng không thành
Tên tuổi của nhà khoa học này sớm đã không còn lạ lẫm trong cộng đồng khoa học. Ông cùng vợ Carolyn và đồng nghiệp David Levy là người đã phát hiện ra sao chổi Shoemaker-Levy 9 nổi tiếng với sự kiện va chạm với sao Mộc. Sự kiện từng làm mưa làm gió trên các tờ báo trên khắp thế giới năm 1994, đánh dấu lần đầu tiên con người chứng kiến cảnh tượng hai thiên thể trong Thái Dương Hệ va vào nhau.
Shoemaker từ lâu cũng đã rất yêu thích Mặt trăng.
Ông còn để lại nhiều đóng góp cho khoa học khi ứng dụng các kiến thức địa chất học của mình vào thiên văn, góp phần tạo nên ngành khoa học hành tinh. Một trong số đó là sự thành lập Chương trình Nghiên cứu Địa chất thiên văn (Astrogeology Research Program) – dự án thuộc cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Các công trình nghiên cứu về hố thiên thạch của ông có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với việc tìm hiểu về sự tuyệt chủng của khủng long và đối với Sứ mệnh Apollo đưa con người lên Mặt trăng.
Shoemaker từ lâu cũng đã rất yêu thích Mặt trăng, và ước mơ được ngồi lên một chiếc phi thuyền để rồi đặt chân đến và nghiên cứu hành tinh nhỏ này. Đáng buồn thay, ông đã không bao giờ có cơ hội thực hiện điều đó. Ông mắc bệnh thận, và căn ăn bệnh đã dập tắt ước mơ của ông.
Vậy nên thay vào đó, ông tham gia đào tạo các phi hành gia của Sứ mệnh Apollo về các kiến thức địa chất phục vụ cho chuyến du hành Mặt trăng.
Eugene Shoemaker.
Trở thành người đầu tiên được an nghỉ trên Mặt trăng
Sau khi Sứ mệnh Mặt trăng kết thúc, Gene (tên thân mật của Shoemaker) vẫn tiếp tục nghiên cứu và quan sát các hành tinh, thiên thể, vẫn đi khắp nơi trên thế giới để nghiên cứu về đất mẹ và đã có thêm nhiều đóng góp cho cả thiên văn học và địa chất học.
Bi kịch đã xảy ra. Trên đường khám phá miệng núi lửa ở Úc vào năm 1997, Gene gặp phải tai nạn xe hơi và qua đời vào ngày 18/7, để lại niềm tiếc thương cho rất nhiều người. Thế nhưng, cuộc phiêu lưu của ông có vẻ vẫn chưa kết thúc tại đó. Ước mơ ông đã không thể thực hiện khi còn sống, cuối cùng được "chấp cánh" khi ông qua đời.
Một đồng nghiệp thân thiết của Gene - Carolyn Porco muốn giúp đỡ bạn mình thực hiện ước mơ trở thành phi hành gia và đã tìm cách để có thể đưa ông lên Mặt trăng. May mắn thay, nhờ vào những thành tựu và đóng góp cho khoa học mà Gene đem lại, Carolyn Porco không mất quá nhiều công sức để thuyết phục NASA, họ đồng ý tôn vinh nhà khoa học quá cố bằng cách đưa tro cốt của ông lên Mặt trăng.
Ngày 6/1/1998, NASA đưa tàu thăm dò lên cực nam của Mặt trăng cùng 28 gram tro cốt của Shoemaker. Phần tro được bao bọc cẩn thận trong một lá đồng thau có khắc tên, ngày tháng, hình ảnh sao chổi Hale-Bopp, hố thiên thạch Arizona (nơi ông đào tạo các phi hành gia Apollo) và một trích dẫn từ tác phẩm "Romeo và Juliet" của Shakespeare
Ngày 31/7/1999, Eugene Shoemaker chính thức trở thành "cư dân" đầu tiên, duy nhất và mãi mãi trên cung trăng khi NASA cho hủy con tàu mang tro cốt của ông ngay trên bề mặt hành tinh này.
Bà Carolyn, vợ nhà khoa học quá cố không khỏi xúc động chia sẻ về sự kiện đặc biệt của chồng mình: "Mỗi khi nhìn lên Mặt trăng, chúng tôi biết rằng Gene đang ở đó".