Chữ chạy

"Con đường đến với tri thức không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta quyết đi sẽ đến được bến bờ tri thức !". Chào mừng các bạn đến với trang thông tin của Võ Hoàng Tâm - GV Khoa Điện Điện tử - Trường Đại học SPKT Vĩnh Long. Trang cung cấp thông tin - tài liệu học tập cho các bạn học viên và sinh viên. Chúc các bạn thành công trên hành trình đi tìm tri thức ...

'Cuộc sống thật có lừa đảo, tống tiền thì trên mạng cũng có'

Cuộc sống thật có lừa đảo, đánh bạc, tống tiền thì trên không gian mạng cũng có - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu. 
Tại phiên chất vấn sáng nay, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) gửi đến tân Bộ trưởng TT&TT câu hỏi về quản lý nhà nước trên môi trường mạng hiện nay.
ĐB Vượt phản ánh thực trạng các thông tin sai sự thật, xuyên tác, tin độc, tin bẩn, hình ảnh phản cảm, lợi dụng mạng để cá độ, đánh bạc ngàn tỷ, rửa tiền, thanh toán điện tử qua mạng, lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây hậu quả lớn về KT-XH, đạo đức, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

ĐB Đinh Duy Vượt
“Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, Bộ TT&TT đã tập trung xử lý giải quyết tuy nhiên vấn đề trên vẫn là vấn đề nóng, lo lắng, bất an cho gia đình, xã hội và đất nước.
Bộ trưởng cho biết những giải pháp đột phá. Bộ trưởng có cam kết ngăn chặn, xử lý kịp thời vấn đề trên?”, ông Vượt đặt câu hỏi.
Do ông Nguyễn Mạnh Hùng nhậm chức Bộ trưởng TT&TT chưa lâu nên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời thay.
Theo Phó Thủ tướng, ở tầm Chính phủ thì đây là câu hỏi lớn. Trong thời gian ngắn ông chỉ xin nêu một ý.
“Chúng ta đều biết trên không gian mạng cơ bản giống như cuộc sống thật. Cuộc sống thật có gian lận, lừa đảo thì trên đó có lừa đảo, cuộc sống thật có đánh bạc, tống tiền thì trên không gian mạng cũng có đánh bạc, tống tiền.
Các loại tội phạm và tệ nạn cơ bản giống như vậy nên nhìn chung phải hoàn thiện quy định của pháp luật, không chỉ về quản lý không gian mạng mà cả quản lý xã hội, phải lưu ý hình thái phát sinh trên không gian mạng", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Thủ tướng cho hay, vấn đề quan trọng nhất là vai trò của các bộ, đặc biệt là Bộ TT&TT. Ở cuộc sống thực, nhờ có hệ thống pháp luật, quản lý, toàn xã hội nhận biết và đấu tranh với tội phạm dễ dàng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Nhưng trên không gian mạng, thông qua giải pháp kỹ thuật gián tiếp, không lưu vết nên khó phát hiện, nhận diện, đấu tranh. Vì vậy, Bộ TT&TT và các bộ liên quan phải làm cho những vấn đề này không quá phức tạp, không quá cao siêu mà dễ nhận diện.
"Việc đấu tranh này không chỉ của cơ quan chức năng mà của tất cả mọi người. Cần phổ biến kiến thức, tuyên truyền để toàn dân nắm bắt được xu thế phát triển. Hội khuyến học Việt Nam đã lên tiếng nhiều năm là làm sao cho người dân được xoá mù về tri thức công nghệ", ông Đam nói.
Xây dựng Chính phủ điện tử luôn được coi trọng
ĐB Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) nêu vấn đề thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt việc xây dựng Chính phủ điện tử, đặc biệt là đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 gắn với cải cách thủ tục hành chính.
ĐB Bùi Thanh Tùng
Song, theo ông, thực tế việc triển khai số hoá và xây dựng các cơ sở dữ liệu số chuyên ngành cũng như các cơ sở dữ liệu dùng chung tiến độ còn khá chậm, chưa đồng bộ, mức độ chia sẻ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của Chính phủ điện tử.
“Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của thực trạng trên và những giải pháp gì để giải quyết những tồn tại đó?”, ĐB Tùng nêu câu hỏi với Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP và Bộ trưởng TT&TT.
Trả lời, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng ứng dụng CNTT và xây dựng Chính phủ điện tử trong các cơ quan tổ chức nhà nước cũng như các dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ta đạt được các kết quả như: Ban hành được một số văn bản và các giải pháp để xây dựng phát triển Chính phủ điện tử; Đã cung cấp được một số dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 như đăng ký DN, kê khai thuế, hải quan, BHXH…
Tuy nhiên, ông cũng cho hay, chúng ta chưa đạt được một số việc kỳ vọng. Hiện nay rất cần hoàn thiện thể chế về pháp lý, cần quy định về kết nối và chia sẻ dữ liệu, cần có quy định về bảo mật thông tin cá nhân, định danh cá nhân, lưu giữ hồ sơ điện tử....
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, vừa qua Thủ tướng đã có quyết định thành lập UB quốc gia Chính phủ điện tử. Thủ tướng cũng giao cho một số bộ ngành liên quan chủ trì để xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng khung tổng thể kiến trúc về Chính phủ điện tử, đặc biệt vấn đề liên quan đến hạ tầng CNTT phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. 
ương Quỳnh