Tưởng như chỉ tồn tại trên lý thuyết và trong các câu chuyện viễn tưởng, nhưng hóa ra đã từng có người được trải nghiệm cảm giác xuyên không.
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết. Theo học thuyết của Albert Einstein, chỉ cần đạt đến hoặc gần đến tốc độ ánh sáng (300.000km/s), chúng ta sẽ đi đến được tương lai.
Chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
Theo như giáo sư Brian Greene - nhà vật lý lý thuyết tại ĐH Columbia: "Bạn có thể chế ra một con tàu, đi ra ngoài vũ trụ rồi di chuyển ở tốc độ ánh sáng, sau đó quay đầu và trở về Trái đất".
"Tưởng tượng, bạn đi mất 6 tháng, rồi về trong vòng 6 tháng".
Khi ấy, thời gian của bạn sẽ trôi nhanh hơn, trong khi những người ở Trái đất thì vẫn như cũ. Tức là bạn đã đi rất nhanh, trong khi thời gian thực vẫn chậm.
Việc đạt đến tốc độ ánh sáng là không thể, hoặc chưa thể ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
"Khi bước ra khỏi con tàu, bạn già thêm 1 tuổi, nhưng Trái đất đã đi qua rất rất nhiều năm rồi. Bạn có thể đến tương lai 10.000 năm, 100.000 năm, hoặc 1 triệu năm nữa, phụ thuộc vào tốc độ bạn di chuyển gần đạt tốc độ ánh sáng đến mức nào".
Tất nhiên, việc đạt đến tốc độ ánh sáng là không thể, hoặc chưa thể ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại. Bởi vì, muốn đạt đến tốc độ ấy cần một nguồn năng lượng lớn đến mức "không tưởng" - trích lời Greene. Hơn nữa, áp lực từ lực ly tâm gây ra ở tốc độ ấy chắc chắn sẽ khiến cơ thể bạn... nát như tương bần.
Ngoài ra, còn một cách khác để du hành thời gian, đó là đặt mình vào phía rìa của hố đen vũ trụ. Lực hấp dẫn khổng lồ của hố đen là đủ để bẻ cong không - thời gian, khiến cho thời gian trôi chậm lại. Kết quả vẫn vậy - bạn tiến tới tương lai, chỉ là đây cũng không phải một cách khả thi trong thời điểm hiện tại thôi.
Lực hấp dẫn khổng lồ của hố đen là đủ để bẻ cong không - thời gian.Nhưng xuyên không thực sự đã từng xảy ra
Và người được trải nghiệm nó là Sergei Krikalev - nhà du hành vũ trụ người Nga hiện đang nắm giữ kỷ lục thời gian ở ngoài vũ trụ lâu nhất là 803 ngày, 9h và 39 phút.
Cụ thể, Krikalev đã ở trên trạm vũ trụ quốc tế ISS trong ngần ấy thời gian (chia làm 6 chuyến đi). Kỷ lục được lập vào ngày 11 tháng 10 năm 2005.
Trạm ISS di chuyển với vận tốc 7.660m/s trong quỹ đạo Trái đất. Đây là tốc độ đủ lớn để vượt qua tốc độ quả Trái đất và thời gian thường thông qua quá trình "giãn nở thời gian", giúp Krikalev đến được tương lai.
Sergei Krikalev - nhà du hành lập kỷ lục có thời gian ở trong vũ trụ lâu nhất lịch sử.
Có điều, tương lai mà Krikalev được trải nghiệm trước chúng tra chỉ vỏn vẹn... 0,02s mà thôi.
Theo Colin Stuart - nhà vật lý có nhiều bài phát biểu nổi tiếng của Ted Talk, thì sở dĩ quá trình giãn nở này nhỏ như vậy là vì "lực hấp dẫn của Trái đất quá yếu, nên sự giãn nở thời gian gây ra nhờ tốc độ của ISS là rất nhỏ, và nhà du hành chỉ thực sự du hành đến tương lai phía trước trong thời gian cực ngắn vậy thôi".
Stuart cho rằng điều này đã chứng minh du hành đến tương lai thực sự có thể xảy ra. Tuy nhiên, quay ngược về quá khứ lại là vấn đề khác.
Dù chỉ là 0,02s, nhưng Krikalev đã thực sự đến được tương lai.
"Không ai thực sự chứng minh được rằng chúng ta không thể du hành về quá khứ" - trích lời giáo sư Greene.
"Nhưng mỗi khi có đề xuất nào về việc du hành quá khứ, nó đều vượt quá khả năng hiểu biết của chúng ta trong các lý thuyết vật lý hiện đại".
"Ngoài ra, hầu hết các chuyên gia đều cảm nhận rằng kể cả khi vật lý phát triển hơn nữa, việc du hành về quá khứ có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra".