1. Diode, Led
Trong mạch: diode dùng để nắn dòng, diode zener dùng để
ổn áp và Led dùng biến đổi dòng điện ra ánh sáng
Diode vốn là van điện, dòng chảy theo chiều thuần thì
mở cho dòng chảy qua, dòng chảy theo chiều ngược thì đóng, ngăn không
cho dòng chảy qua. Vậy dùng diode có thể nắn dòng điện chảy theo hai
chiều, quen gọi là dòng xoay chiều, thành dòng điện chảy theo
một chiều. Do điện nhà đèn vốn là dòng xoay chiều, trong khi hầu hết
các dạng thiết bị điện tử đều dùng nguồn một chiều, nên trong thiết
bị người ta thường dùng diode để nắn dòng. Muốn có mạch nắn dòng
toàn kỳ, người ta dùng cầu 4 diode. Hiện nay trên thị trường có bán
rất nhiều dạng cầu diode, nó có 4 chân, trên đó ghi 2 chân là xoay
chiều và chân + cho ra volt dương và chân - cho ra volt âm.
Khi cằm trên tay một diode, chúng ta phải biết dòng làm
việc của nó và phải biết mức áp nghịch của diode. Một diode khi dẫn
điện thường ghim lại mức áp khoảng 0.6V, và khi nghịch ngăn dòng không
cho qua, thì trên diode sẽ chịu một điện áp nghịch rất lớn.
Diode zener có tính ổn áp. Trong mạch diode zener luôn ở
trạng thái phân cực nghịch và làm việc ở trạng thái bị đánh thủng.
Khi diode zener bị đánh thủng, nó sẽ có tính ghim áp, lúc này mức
áp đưa vào có thay đổi nhưng mức áp lấy ra trên diode zener là không
đổi. Trong mạch diode zener luôn dùng với một điện trở hạn dòng để
tránh bị quá công suất. Trong nhiều mạch điện người ta dùng diode
zener không có điện trở hạn dòng để làm mạch bảo vệ tránh trường
hợp thiết bị bị quá áp.
Trong mạch này, người ta dùng diode cho mắc ngang cuộn dây
của relay để bảo vệ transistor.Bảo vệ ra sao? Chúng
ta biết, khi transistor dẫn điện, nó cấp dòng cho cuộn dây để tạo ra
sức hút nam châm, hút lá kim để thay đổi vị trí của tiếp điểm. Nhưng
khi transistor ngưng dẫn, nó cắt dòng cấp cho cuộn dây của relay,
chính ngay lúc này, từ cuộn dây của relay sẽ "bung ra điện
áp ứng", mức áp này thường có biên độ rất cao và dễ đánh
thủng làm hư các mối nối bán dẫn. Để tránh điều tai hại này, người
ta mắc ngang cuộc dây một diode dùng chống mức áp nghịch, diode sẽ
vào trạng thái dẫn điện do có tính ghim áp, diode đã giữ cho
mức áp ngang cuộn dây không thể tăng cao.
Led là linh kiện bán dẫn dùng biến đổi trực tiếp dạng
điện năng ra dạng quang năng. Do Led là một diode, do đó khi dùng
Led, Led phải ở trạng thái phân cực thuần. Hiện nay, Led rất được
ưa dùng trong nhiều thiết bị.
Led có nhiều ưu điểm:
* Led có hiệu suất cao, do chuyển đổi trực tiếp điện ra
quang nên Led cho hiệu suất rất cao.
* Led có quán tính nhỏ nên có động tính rất nhanh,
người ta dùng Led trong các bảng đèn hiển thị hình ảnh, con chữ...
* Led có thể làm việc ở mức áp thấp, ăn dòng nhỏ nên
hiện rất thông dụng trong các máy sách tay.
* Led cho ra dạng ánh sáng nhiều màu, nên người ta dùng
Led trong các bảng đèn quảng cáo.
Trong mạch, người ta thường dùng một điện trở cho mắc
nối tiếp với Led để định mức dòng làm việc của Led. Bạn có thể
dùng luật Ohm để tính được trị số Ohm của điện trở định dòng. Với
dòng làm việc của các Led là 10mA, Led có mức ghim áp thường trên
dưới 2V, Vậy với mức nguồn cấp cho mạch là 9V, điện trở R trong mạch
sẽ được xác định theo hệ thức: R = (9V - 2V) / 10mA = 0.7K hay lấy điện
trở 680 Ohm
Hiện nay Led đôi cho ra 3 chân cũng rất thông dụng
(bạn xem hình), với Led đôi chúng ta có thể cho ra 3 màu, dùng chỉ 3
trạng thái của thiết bị. Nếu chỉ cấp nguồn volt dương cho chân a1
thì Led sẽ phát ra tia sáng màu đỏ. Nếu chỉ cấp nguồn volt dương cho
chân a2 thì Led sẽ phát ra tai sáng màu xanh lá, và nếu cả 2 Led
đều được cấp nguồn, lúc này Led sẽ phát ra tia sáng
màu vàng (do tia đỏ kết hợp với tia xanh lá cho ra tia sáng màu
vàng). Bạn nhở khi dùng Led đôi, mỗi Led phải dùng một điện trở hạn
dòng riêng.
Hình trên cho thấy cách tính điện trở định dòng làm
việc của Led. Với các Led mắc nối tiếp, chúng ta sẽ cho cộng tất cả
các mức ghim áp của từng led lại rồi dùng luật Ohm để tính ra điện
trở định dòng, dòng làm việc của các Led thường lấy trong khoảng từ
5mA đến 15mA là đủ sáng. Không nên để Led làm việc với mức dòng quá
lớn, Led sẽ dễ bị hư.
Sau đây là bảng tham khảo, cho thấy các tham số thường
dùng của các loại Led.
Người ta còn dùng nhiều Led sắp xếp lại để tạo ra các
bộ hiển thị, như: Thanh Led, Led số dùng mã 7 đoạn, Led chữ, Led
ma trận.
Bạn xem cách cho hiện hình các con số thập phân 0, 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trên đèn số Led mã 7 đoạn.
Bạn thấy có 7 Led tạo ra hình chữ nhật 日, và
mỗi Led được đặt tên là a, b, c, d, e, f, g, việc tắt mở các Led
này sẽ làm hiện ra các con số:
* Để hiện ra số 0, chúng ta tắt Led g.
* Để hiện ra số 1, chúng ta cho sáng Led b và Led c.
* Để hiện ra số 2, chúng ta cho sáng các Led, a, b, g, e,
d.
* Để hiện ra số 3, chúng ta cho tắt các Led, e, f.
* Để hiện ra số 4, chúng ta cho sáng các Led, f, g, b, c.
* Để hiện ra số 5, chúng ta cho tắt các Led, b, e.
* Để cho hiện ra số 6, chúng ta cho tắt Led b, hay
tắt Led a, Led b.
* Để cho hiện ra số 7, chúng ta cho sáng các
Led, a, b, c.
* Để cho hiện ra số 8, chúng ta cho sáng cả 7 Led.
* Để cho hiện ra số 9, chúng ta tắt Led e, hay tắt
Led d và Led e
2. Transistor npn và pnp
Transistor có nhiều loại, ở đây chúng ta nói đến loại
transistor 2 mối nối, quen gọi là Bi-Junction Transistor, hay BJT.
Trong transistor này có 2 mối nối NP+PN hay PN+NP, hay NPN và
PNP. Transistor có 3 chân:
* Chân E (Emitter) là chân dùng để phun ra
các hạt mang điện. Với transistor NPN, chân E phun ra dòng
điện tử và với transistor PNP chân E phun ra dòng lỗ (dòng lỗ là
chuyển động biểu kiến của các hạt điện tử chuyển dời trên các nối trống).
* Chân C (Collector) là chân dùng để thu gôm các hạt điện
phun ra từ chân E. Với transistor NPN, nó thu gôm các hạt điện tử và
với transistor PNP nó thu gôm các hạt lỗ.
* Chân B (Base) là chân dùng để điều khiển dòng điện
chảy trong transistor, chảy từ chân E vào chân C.
Khi dùng transistor làm linh kiện khuếch đại tín hiệu,
chúng ta cho phân cực thuận mối nối B-E và phân cực nghịch mối
nối B-C. Lúc này tín hiệu đưa vào là mức áp tăng giảm trên chân
B, nó sẽ tác động vào dòng chảy trong transistor, tín
hiệu lấy ra có thể trên chân E hay trên chân C.
Hình vẽ dưới đây cho thấy ký hiệu của transistor, với
loại transistor NPN, mũi tên trên chân E chỉ ra và với loại PNP mũi tên
trên chân B chỉ vào.
Transistor BJT cũng có nhiều chủng loại, có nhiều
kiểu chân. Khi cằm một transistor, chúng ta phải biết:
* Nó là transistor cao tần hay âm tần.
* Transistor khuếch đại analog hay transistor đóng mở
digital hay transistor khóa switching
* Transistor công suất nhỏ hay công suất trung bình hay
transistor công suất lớn.
* Transistor có độ lợi dòng lớn hay nhỏ.
* Transistor có mức áp bão hoà nhỏ hay bình thường...
Có thể xem một transistor như 2 diode (nhưng không thể
dùng 2 diode ghép lại để tạo ra một transistor). Do vậy khi kiểm tra
một transistor, chúng ta thường dùng Ohm kế đo tính thuật
nghịch của 2 diode này. Chúng ta còn biết: Diode ở mối nối
BE có tính chịu áp nghịch thấp thường khoảng dưới 10V, diode ở
mối nối CB thường có tính chịu áp nghịch cao, thường trên 60V đến
vài ngàn volt.
Chúng ta biết, trong chế tạo, một transistor cho độ
lợi dòng lớn thì công suất không lớn, một transistor công suất
lớn thì hệ số khuếch đại dòng nhỏ. Vậy để có các transistor
vừa có công suất lớn, vừa có độ lợi dòng lớn, người ta dùng cách
ghép phức hợp còn gọi là cách ghép Darlington.
Hình vẽ dưới đây cho thấy: Dòng điện bên chân B rất nhỏ,
nó có thể điều khiển dòng điện rất lớn bên chân C, đó chính là
tính khuếch đại của các transistor. Chúng ta đưa một tín hiệu có công
suất nhỏ vào chân B, chúng ta có thể nhận được một tín hiệu lớn
hơn, mạnh hơn trên chân C. Do đó, chân B gọi là ngả vào và chân C gọi
là ngả ra. Khi dùng một transistor làm tầng khuếch đại, chúng ta
thường thiết kế theo trình tự sau:
Thứ nhất: Phải lấy đúng phân cực DC. Với transistor NPN, mức volt
trên chân B cao hơn E khoảng một diode, mức volt chân C phải cao hơn chân
B.
Thứ hai: Tìm cách đưa tín hiệu vào mạch khuếch đại và tìm
cách thu lại tín hiệu ở ngả ra. Có các kiểu vào ra như sau:
* Cho tín hiệu vào chân B và lấy tín hiệu ra trên
chân C
* Cho tín hiệu vào chân B và lấy tín hiệu ra trên chân E
* Cho tín hiệu vào chân E và lấy tín hiệu ra trên
chân C.
Vậy chân B luôn là ngả vào và chân C luôn là ngả ra,
chỉ có chân E có thể lúc làm ngả vào và lúc làm ngả ra.
Thứ ba: Dùng kỹ thuật hồi tiếp để hoàn thiện mạch khuếch
đại
Chúng ta biết, trong chế tạo, một transistor cho độ
lợi dòng lớn thì công suất không lớn, một transistor công suất
lớn thì hệ số khuếch đại dòng nhỏ. Vậy để có các transistor
vừa có công suất lớn, vừa có độ lợi dòng lớn, người ta dùng cách
ghép phức hợp còn gọi là cách ghép Darlington.
Transistor phức hợp sẽ cho hệ số khuếch đai dòng
rất lớn và có công suất lớn.
Hình vẽ sau cho thấy transistor BJT có thể được dùng
như một một biến trở chỉnh theo mức áp. Lúc này chân C không phân
cực, chân CE xem như một biến trở, tín hiệu có thể qua
lại theo hai chiều, nội trở CE sẽ thay đổi theo mức áp cao thấp trên
chân B. Người ta thường dùng transistor theo kiểu này ở mạch ALC
(Automatic Level Control), nó có tác dụng ổn định biên độ tín hiệu
lúc máy ở mode ghi băng.
Người ta thường dùng transistor theo kiểu, tín hiệu tác
động trên chân B và tải đặt trên chân C.
Mạch trên cho thấy, người ta dùng điện áp điều khiển đưa
vào chân B và đóng mở dòng chảy ra trên chân C, dùng dòng này để
kích thích một relay đặt trên chân C.
* Khi chân B có mức áp cao hơn 0.6V, khoảng 1V, thì
transistor sẽ vào trạng thái bão hòa, dòng chảy ra trên chân C sẽ cấp
cho cuộn dây trong relay, relay hút lá kim xuống và thay đổi vị trí
của các tiếp điểm lá kim.
* Khi chân B mất áp, hay 0V thì transistor sẽ vào trạng
thái ngưng dẫn, lúc này sẽ không có dòng chảy ra trên chân C, cuộn dây
trong relay mất dòng, tiếp điểm lá kim bị nhã ra, nó lại thay đổi vị
trí của tiếp điểm lá kim.
Do cuộn dây vốn là một kho chứa điện năng theo dạng
dòng, nên khi có dòng điện chảy qua cuộn dây sẽ
được nạp điện năng, và khi cuộn dây bị cắt dòng, lượng điện
năng chứa trong cuộn dây sẽ hoàn trả lại cho mạch, nó hoàn trả
điện năng dưới dạng phát ra điện áp ứng có biên rất cao, mức áp này
có thể làm hư các linh kiện bán dẫn trong mạch, do đó ngang
relay, người ta phải gắn một diode bảo vệ.
Có thể dùng quang trở gắn trên chân B để đóng mở Led
đặt trên chân C.
* Trong hình bên trái, khi quang trở bị chiếu
sáng, nó cho nội trở nhỏ, làm giảm mức áp trên chân B, nên transistor
vào trạng thái tắt và không có dòng chảy ra trên chân C, nên Led tắt.
Và khi quang trở bị che sáng Led sẽ sáng.
* Trong hình bên phải thì ngược lại. Khi quang trở được
chiếu sáng, nó sẽ giảm nội trở làm tăng mức áp trên chân B,
transistor dẫn điện, Led sáng và khi bị che sáng thì Led
tắt.
Trong mạch, chiết áp 10K dùng chỉnh độ nhậy của
mạch.
3. Các cổng Logic
Logic là gì?
Logic là một kiểu luận lý, là một kiểu lập luận
cho thấy mối quan hệ tất yếu giữa các nguyên nhân đưa đến một
kết quả xác định. Logic
đơn giản nhất là đóng khóa điện thì bóng đèn sáng, hở khóa điện
thì bóng đèn tắt. Mở 2 mắt thì
thấy đường, nhắm một mắt cũng còn thấy đường, chỉ khi nhắm cả 2
mắt thì mới không thấy đường. Trong mạch điện có 3 logic cơ bản, đó
là: Logic AND, logic OR và logic NOT.
Logic AND có thể diễn tả theo mô hình các khóa
điện cho mắc nối tiếp. Logic AND có thể phát biểu như sau: Có 4
khóa điện ḿăc nối tiếp, chỉ khi cả 4 khóa điện cùng đóng kín
bóng đèn mới sáng và chỉ cần một khóa điện hở là đèn sẽ tắt.
Logic OR có thể diễn tả theo mô hình các khóa điện cho
mắc song song. Logic OR có thể phát biểu như sau: Có 4 khóa điện mắc
song song, chỉ khi cả 4 khóa điện đều hở lúc đó đèn mới tắt, chỉ
cần một khóa điện đóng kín là đèn sẽ sáng.
Logic NOT có thể diển tả theo mô hình khóa điện
mắc song song với bóng đèn. Logic NOT có thể phát biểu như sau: Khi
khóa đèn hở thì đèn sẽ sáng và khi khóa điện đóng kín
thì đèn mất áp và sẽ tắt.
Bạn biết chỉ cần có 3 dạng logic đơn giản này mà
người ta đã tạo ra một vương quốc kỹ thuật số, với biết bao
thành tựu không thể tưởng tượng nỗi.
Bảng chân giá cho thấy: chỉ khi các ngả vào đều ở bit 1
thì ngả ra mới ở bit 1, chỉ cần một ngả vào ở bit 0 thì ngả ra sẽ
ở bit 0. Trong mạch điện, bit 0 ứng với mức volt thấp và bit 1 ứng
với mức volt cao.
Hình vẽ sau cho thấy ký hiệu của 2 cổng logic cơ
bản là NOT và AND, và khi kết hợp 2 cổng logic này chúng ta có thể
tạo ra một cổng logic rất hữu dụng khác là logic NAND. Sau này người
ta dùng logic NAND làm logic nền, vì nó dễ chế tạo, giá thành thấp,
do đó người ta dùng sự kết hợp của các cổng logic NAND để tạo ra
các kiểu dạng logic thông dụng khác.
Từ các cổng Logic cơ bản trên, người ta còn tạo ra các
cổng Logic thông dụng khác. Đó là Logic NOR, Logic Ex-OR hay Dị-OR
Từ bảng chân trị của cổng logic Dị-OR, chúng ta
thấy: Chỉ khi 2 ngả vào ở trạng thái bit khác nhau luć đó ngả
ra mới là bit 1, khi 2 ngả vào ở trạng thái bit giống
nhau thì ngả ra là bit 0
Thêm tầng đảo ở ngả ra của cổng Dị-OR, chúng ta có
cổng Dị-NOR, phát biểu của cổng Dị-NOR ngược lại với cổng
Dị-OR.
Dưới đây là bảng chân giá của các kiểu cổng logic cơ
bản. Bảng dùng cho kiểu cổng 3 ngả vào và kiểu cổng 2 ngả
vào.
Các cổng logic kết hợp
Đây là cổng logic AND có 2 ngả vào, trước đó trên một
ngả vào, tín hiệu đã cho qua tầng đảo. Kết quả ngả ra của
cổng logic kết hợp này cho thấy ở bảng chân giá. Chúng ta thấy: Chỉ
khi ngả vào A ở bit 1 và ngả vào B ở bit 0 thì ngả ra mới ở bit 1.
Trong cổng logic này, A, B là ngả vào của cổng logic NOR,
B, C là ngả vào của cổng logic AND, D, E là ngả vào của cổng logic OR
và bảng chân trị cho thấy trạng thái của các ngả vào ngả ra của
cổng logic kết hợp.
Hình vẽ dưới đây cho thấy người ta có thể dùng
cổng logic NAND để tạo ra các kiểu cổng logic khác.
Để có kiểu cổng logic kết hợp này, chúng ta có
thể tạo ra từ cổng logic NAND, bạn xem hình bên dưới.
Nói với Bạn: Trong các mạch điện logic, dù mạch đơn
giản hay phức tạp, tín hiệu luôn xuất hiện ở dạng bit 0, và
bit 1, qua các quan hệ qua các kiểu cổng logic, chúng ta luôn xác
định được trạng thái bit trên các ngả vào ngả ra, đó là một
đặc điểm của loại mạch logic.
Các dạng mạch điện ứng dụng cơ bản
Hình chụp dưới đây cho thấy các dụng cụ thiết yếu của
người chơi môn điện tử, cây hàn, chì hàn, cây hút chì, kèm
cắt kèm mỏ nhọn, máy khoan lỗ.... Dĩ nhiên không thể không có
máy đo VOM và các bo mạch dùng lắp ráp các kiểu mạch điện.
Hai dạng máy đo luôn có trên bàn thợ: Máy đo kim hiển
thị các đại lượng theo dạng analog và máy đo số hiển thị theo
dạng digital.
Các dạng bo dùng ráp mạch: bo cắm đa năng, dùng ráp
thực nghiệm, bo lỗ dùng dây nối mạch và bo mạch in.
Giải thích các mạch điện thực hành cơ
bản:
Viết đến đây, tôi muốn dừng lại "tâm sự"
với các Bạn thích chơi môn điện tử. Theo tôi, chung quanh
chúng ta luôn tồn tại 2 thế giới, đó là thế giới thông
tin và thế giới thật.
* Thế giới thông tin, liên quan đến thông tin có trong các bài viết, và liên
quan đến các cách trình bày: viết bài trên giấy, biểu diễn
bài học bằng phim ảnh, nghe giảng trong lớp, trao đổi kinh nghiệm với
các Bạn thợ...Với các phương tiện ngày một tiến bộ, các ý tưởng
sẽ càng được diển đạt hấp dẫn hơn, đa dạng hơn, nhiều
Bạn xem và đọc cảm thấy rất dễ hiểu, rất tường minh...nhưng nó
vẫn chỉ là phạm trù thuộc thế giới thông tin mà thôi. Nói như vậy
có nghĩa là không thể chỉ có đọc nghe hiểu là đã có thể làm được
các thứ mình muốn.
* Thế giới thật, nó có liên quan đến đôi tay, đến công việc làm, đến
các sản phẩm do chính chúng ta làm ra. Nó là thực tế của cuộc
sống. Do vậy, Bạn phải làm và làm cho được các thứ mà mình
muốn. Nếu chưa làm được và không cố gắng học làm, thì mọi thứ cũng
chỉ có trên "trang giấy mà thôi". Cái bệnh nói nhiều mà làm
không xong này, ngày nay nhiều Bạn trẻ dễ bị dính lắm. Một lần nữa
tôi muốn nói "hãy bắt tay vào làm cho ra cái mình muốn, đó mới
là cuộc sống thật của người chuyên viên điện tử vậy".
Trong mạch này, ic 555 ráp thành mạch dao động tạo xung
nhịp, tần số xung nhịp phụ thuộc vào điện trở 100K, biến trở 1M và
tụ 10uF. Vậy khi Bạn điều chỉnh biến trở sẽ làm thay đổi tần số
xung nhịp. Tín hiệu dạng xung lấy ra trên chân số 3 đưa vào chân số 14
của ic 4017. Chúng ta biết ic 4017 là ic đếm hệ thập phần, mỗi lần
có một xung vào trên chân số 14 thì trên 1 trong 10 ngả ra sẽ nhẩy lên
mức áp cao và làm sáng Led. Các mức áp cao lần lượt cho ra trên các
chân: 3 (0), 2 (1), 4 (2),
7 (3), 10 (4), 1
(5), 5 (6), 6 (7),
9 (8), 11 (9). Trong bảng Bạn
phân phối trạng thái sáng tắt của các Led đỏ-vàng-xanh theo trình tự
của đèn giao thông và dùng các diode 1N4148 gắn vào các đường ra để
có trạng thái sáng theo bảng. IC 4017 làm việc với chân số 8 cho nối
masse và chân 16 cho nối nguồn V+. Chân chống đếm 13 cho nối masse và
trên chân 15 đặt mạch reset để mỗi lần mở điện, ic đếm sẽ khởi đầu
từ trị số 0.
Nguyên lý làm việc của mạch này cũng giống như
mạch điện trên, mạch dùng ic timer 555 tạo xung nhịp, với trị
của tụ 0.01uF đặt trên chân số 2, xung nhịp sẽ có tần số
cao. Xung này lấy ra trên chân số 3 và cho vào trên chân 14 của ic
4017 dùng đếm hệ cơ 10. Chúng ta bố trí 7 Led và các diode 1N4148
tạo thành hình con xúc xắt, hay hột xí ngầu, Bạn xem hình.
Bình thường chân số 13 cho treo lên mớc áp cao với điện
trở 10K, nên nó ở trạng thái chống đếm, xung vào trên chân số
14 không có tác dụng đến các ngả ra, khi Bạn bấm nút
nhấn cho chân số 13 nối masse, xung vào trên chân 14 sẽ làm cho
các Led nhấp nháy rất nhanh, và ngay khi Bạn bỏ nút nhấn ra thì
mạch đếm dừng nhẩy và sẽ cho hiện ra một trong 6 con số, đó là:
Nhất - Nhị - Tam - Tứ - Ngũ - Lục. Điều này mô phỏng trò chơi ném
hạt xí ngầu trong đĩa và mặt nào hiện ra hoàn toàn có tính ngẩu
nhiên.
Cũng với ic 555 tạo xung nhịp, xung ra trên chân số 3 và
cho vào chân 14 của ic 4017 dùng đếm hệ cơ 10, chúng ta sẽ lần
lượt có mức volt cao xuất hiện trên các chân 3, 2, 1, 4, 7, 10, 1,
5, 6, 9, 11. Chúng ta dùng các diode 1N4148 lấy xung trên các
chân ra cho kích thích chân B của một transistor và dùng dòng
điện chảy ra trên chân C để kích sáng một bóng đèn tim. Với cách
sắp xếp kiểu nhấp nháy như hình trên, chúng ta sẽ có sự chớp sáng
của một đèn tháp, có thể dùng đèn này làm đèn tín hiệu dùng trong
đêm tối. Mạch rất đơn giản, cơ hội ráp thành công gần như 100%.
Hãy thử xem!
Cơ bản, mạch này cũng là mạch tạo xung nhịp,
cho mức áp cao lần lượt xuất hiện trên các ngả ra 3, 2, 4, 7,
10, 1, 5, 6, ...Trên các chân này chúng ta gắn các Led với
điện trở hạn dòng, trong mạch dùng 8 Led và sắp theo hình trái
tim, và như vậy khi mạch được cấp điện các Led này sẽ lần
lượt phát sáng, và chúng ta sẽ có hình trái tim với các
điểm sáng nhấp nháy quay vòng. Dĩ nhiên Bạn cũng có thể
dùng các điểm Led này sắp xếp theo các hình ảnh khác, và trên
một chân ra của ic 4017 cũng có thể dùng nhiều Led. Ở chợ điện
tử Nhật Tảo, người ta dùng mạch này làm các đèn hào quang với
các vòng Led nhấp nháy rất đẹp.
Mạch dùng ic 4060B đếm xung nhịp theo kiểu dợn sóng, do
trong IC này đã có mạch dao động tạo xung nhịp nên không cần đưa
xung nhịp từ bên ngoài vào. Tần số xung nhịp có thể điều chỉnh với
biến trở 47K. Chúng ta có thể dùng xung ra trên các chân 4, 5 và
6 có tần số xung nhịp khác nhau để kích sáng các dãy Led nhấp
nháy theo nhịp khác nhau, chúng ta dùng mức volt cao thấp ra trên các
chân này để kích thích các đèn Led. Với mức áp cao, dãy Led bên dưới
sẽ sáng và với mức volt thấp dãy Led bên trên sẽ sáng. Bây giờ Bạn
cho bố trí các Led trên các hình ảnh, dùng sự nhấp nháy của các Led
để làm cho hình sống động hơn, nhất là về đêm.
Ghi nhớ: Nếu dùng nguồn nuôi volt cao, trên các dãy Led
Bạn nên thêm điện trở hạn dòng, không để dòng qua Led quá lớn, dễ
làm hư Led hay hư ic 4060B.
Mạch này cũng dùng ic 4060B làm việc như mạch trên, các
dãy Led có nhịp nhấp nháy nhanh chậm khác nhau lấy ra trên các chân 4,
5, 6 cho bố trí trên cây thông Giáng sinh, nó làm cho cây thông thêm phần
sinh động khi về đêm. Dĩ nhiên, Bạn cũng có thể bố trí các dãy đèn
Led này trên các vật thể khác, như trang trí bàn thờ, trang trí trên
hòn non bộ, trang trí trên các bảng hiệu...Mạch dùng ít linh kiện nên
rất tiện dụng, phải không?
Phụ lục
Sau đây là các bảng tra, giúp Bạn biết chức năng, biết
công dụng của các IC logic thông dụng