Bước 2: Khi màn hình đang chạy đến Logo khởi động như thế này thì hãy nhấn và giữ nút nguồn cho đến khi tắt máy.
Bước 3: Ở bước 2 chúng ta đã tắt máy một cách không bình thường. Bây là bạn tiến hành bật máy tính lên và sẽ xuất hiện một lựa chọn đó là ” Launch startup Repair (recommended)”. Nhấn Enter để lựa chọn tùy chọn này.
Bước 4: Bây giờ hệ thống Repair sẽ yêu cầu bạn “Restore” lại máy, chúng ta nhấn “Cancel” để từ chối.
Bước 5: Một cửa sổ thông báo xuất hiện như hình bên dưới. Bạn click vào “Show problem details” để xem thông tin chi tiết.
Tiếp theo bạn click vào đường link dạng như “X:\windows\system32\en-US\erofflps.txt” và mở nó bằng Notepad để xem thông tin trong file “erofflps.txt”.
Bước 6: Bây giờ bạn hãy dùng NotePad để mở ổ đĩa hệ thống tức là ổ chứa hệ điều hành Windows. Như của trong hình của mình là ổ D, bởi vì mình đang thực hiện trên máy tính ảo. Nếu bạn thao tác trực tiếp trên máy tính thực thì thường là ổ C.Bước 7: (Quan trọng) Bạn chú ý làm theo từng bước như trong hướng dẫn, không sẽ làm hỏng hệ điều hành đó.
Bạn mở tới đường dẫn Windows/System32
Tại mục “File of type” bạn lựa chọn là “All files” để hiện thị tất cả các định dạng file.
Tại mục “File of type” bạn lựa chọn là “All files” để hiện thị tất cả các định dạng file.
Kéo xuống tìm tới tập tin “cmd” . Giờ thì hãy copy tập tin “cmd” đó và “paste” vào thư mục System32 ( sử dụng phím tắt Ctrl + C, Ctrl + V) bạn sẽ có một tập tin mới đó là cmd-copy. (Có nghĩa là cả 2 tập tin cmd này sẽ cùng nằm trong thư mục System32 nhé).
Bước 8: Bạn tiếp tục tìm kiếm đến tập tin sethc , đây là tập tin thực hiện các lệnh Key Sticky ( là phím Shift đó). Bây giờ bạn hãy đổi tên của nó thành sethc 1Bước 9: Tiếp tục đổi tên của tập tin cmd – Copy thành sethc . Giờ thì bạn hãy đóng Notepad lại và nhấn Finish để Reset lại máy tính.
Bước 10: Sau khi máy tính Reset đến màn hình Logo đăng nhập thì bạn hãy nhấn phím “Shift” 5 lần và cửa sổ “Command Prompt” sẽ xuất hiện như hình bên dưới.
Bước 11: Giờ bạn hãy nhập dòng lệnh net localgroup Administrators để xem user nào được cấp quyền Adminstrator hoặc để kiểm tra xem người có quyền quản trị đã làm gì.
Bước 12: Bây giờ chúng ta sẽ chiếm lấy quyền quản trị bằng lệnh net user <tên user> *
Các bạn cần chú ý là có dấu * nhé, tiếp theo bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới cho cái nick quản trị đó. Bạn hãy nhập chính xác 2 lần và từ bây giờ bạn có thể đăng nhập vào cái tài khoản Admin đó một cách dễ dàng.
Ví dụ mình lấy quyền quản trị của user “qwaszx” thì bạn nhập lệnh như sau: net user qwaszx * và nhấn Enter.
Nhưng nếu người quản trị đã vô hiệu hóa chức năng các quản trị viên khác được đăng nhập thì bạn tiếp tục tiến hành làm theo các bước dưới đây.
Nhập lệnh net user <tên user> /active:yes để kích hoạt lại quyền đăng nhập cho các quản trị viên.
Nếu như thành công, bạn sẽ có kết quả như màn hình dưới đây:OK! Bây giờ bạn đã có đầy đủ quyền Admin để sử dụng chiếc máy tính này.
Lưu ý: Bài viết này được chia sẻ với mục đích học hỏi là chính và nó cũng rất tốt nếu như bạn áp dụng vào những việc không nhằm mục đích phá hoại người khác. Đây là một phương pháp truy cập vào máy tính khi mất mật khẩu Windows mà không cần tới công cụ hỗ trợ nào hết.
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com