Chữ chạy

"Con đường đến với tri thức không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta quyết đi sẽ đến được bến bờ tri thức !". Chào mừng các bạn đến với trang thông tin của Võ Hoàng Tâm - GV Khoa Điện Điện tử - Trường Đại học SPKT Vĩnh Long. Trang cung cấp thông tin - tài liệu học tập cho các bạn học viên và sinh viên. Chúc các bạn thành công trên hành trình đi tìm tri thức ...

Tự ráp: Mạch dao động đa hài với 3 transistor

 Mạch dùng 3 transistor Q1, Q2, Q3 để tạo dao động 3 pha, với các Led trên chân C (Bạn xem hình), khi mạch dao động chúng ta sẽ thấy các Led lần lượt nhấp nháy.

* Trên chân B chúng ta gắn điện trở 47K để lấy dòng phân cực.

* Trên chân C chúng ta gắn điện trở 1K lấy tín hiệu, với điện trở này mức áp trên chân C sẽ nhấp nhô. Khi transistor bảo hòa, dòng chảy qua điện trở 1K, mức áp trên chân C giảm xuống gần 0 volt, và khi transistor ngưng dẫn, mức áp trên chân sẽ lên cao gần bằng nguồn.

* Dùng tụ liên lạc lấy tín hiệu từ chân C truyền qua chân B. Với 3 tụ tạo tác dụng hồi tiếp quay vòng, mạch sẽ dao động, chúng ta sẽ có tín hiệu 3 pha lấy ra trên chân C của 3 transistor.

Ghi chú: Để tạo điều kiện khởi động dễ chúng ta dùng thêm tụ nhỏ C4, cho nối từ chân B xuống đường masse.

 Các hình sau sẽ nói rõ hơn nguyên lý hoạt động của mạch.




* Khi Q1 ngưng dẫn, Led D1 phát sáng. Lúc này tụ C3 cho xả dòng qua R1.

* Khi Q2 ngưng dẫn, Led D2 phát sáng. Lúc này tụ C1 cho xả dòng qua R3.

* Khi Q3 ngưng dẫn, Led D3 phát sáng. Lúc này tụ C2 cho xả dòng qua R5. 


 Khi tụ xả điện, chân B của transistor sẽ có mức áp âm, transistor sẽ tạm thời vào trạng thái ngưng dẫn, chờ đến khi tụ xả hết điện, transistor sẽ tự trở lại trạng thái bão hòa cố hữu. Qua phân tích này, Bạn thấy chu kỳ của tín hiệu sẽ tùy thuộc vào trị của các tụ điện liên lạc và điện trở trên chân B.

  
* Hướng dẫn ráp mạch.

Sau khi đã hiểu rõ phần lý thuyết, Bạn phải tự tay làm thực hành. Lý thuyết giúp Bạn hiểu mạch, làm thực hành giúp Bạn quen tay. Học môn điện tử phải đạt đến "Tri hành hợp nhất", lúc đó chúng ta mới cảm thấy mình "muốn là làm được", phải không?
  Bạn click chuột vào dòng này để vào youtube xem phần trình bày: Ráp dao động đa hài 3 pha.



* Ghi nhận

Mở rộng ứng dụng của mạch dao động 3 pha. Bạn có thể dùng mạch này để:

1. Làm bảng đèn hiệu.
2. Làm đèn hào quang.
3. Tạo tín hiệu 3 pha cấp điện cho motor xung 3 pha.


Dưới đây là sơ đồ mạch điện cho thấy cách dùng tầng dao động 3 pha để điều khiển các đèn Led trên các bảng đèn.
* Q1, Q2, Q3 ráp thành mạch dao động 3 pha.

* Q4, Q5, Q6 là các transistor thúc, nó cấp dòng cho các Led gắn trên chân C.

Khi Bạn phải dùng nhiều Led, các Led này Bạn phải cho mắc nối tiếp, với Led loại siêu sáng có mức ghim áp 3V, vậy 1 dãy Bạn gắn 3 Led và khi dùng các Led thường, có mức ghim áp 2V, Bạn có thể gắn 1 dãy 5 Led. Sau đó dùng luật Ohm để tính ra trị của điện trở hạn dòng. Vậy tùy theo số Led Bạn phải dùng, Bạn sẽ tính ra số số dãy. Thí dụ: Nếu Bạn cần dùng 30 Led, Bạn sẽ cho gắn song song 10 dãy Led siêu sáng, hay 6 dãy khi dùng loại Led thường.

 Nhắn Bạn: Về đề tài này, Bạn có thể tham khảo nhiều bài viết của tôi cũng trong mục "Trao đổi học tập" của trang Web phuclanshop.com.