Microphone điện động gồm có một cuộn dây rất nhẹ gắn trên màn run và đặt bên trong là một nam châm vĩnh cữu khá mạnh. Khi Bạn nói vào micro điện động, màn rung sẽ làm cho cuộn dây chuyển động vào ra trên một nam châm, và theo định luật Faraday, trên hai đầu của cuộn dây sẽ xuất hiện điện áp tín hiệu. Vậy micro điện động tạo ra tín hiệu âm thanh bằng sự rung của một cuộn dây đặt gần một nam châm vĩnh cữa. Tín hiệu này còn rất nhỏ (nhỏ hớn loại micro điện dung), nên cần khuấch đại.
Trong mạch: Q1 là transistor khuếch đại cho làm việc theo kiểu lấy chân B làm chân chung, Bạn thấy chân B cho nối masse qua tụ C4. Kiểu khuếch đai này có các đặc điểm sau:
* Trở kháng ngả vào trên chân E nhỏ, nên rất phù hợp với loại micro điện động, dễ tạo được sựphối hợp đúng trở kháng, nhờ vậy công suất tín hiệu lấy vào sẽ cực đại. Trở kháng ngả ra lớn, nên cho độ lợi điện áp cao.
* Mạch khuếch đại lấy chân B làm chân chung cho độ lợi điện áp, không cho độ lợi dòng điện. Điện áp tín hiệu lấy ra trên chân C lớn hơn điện áp tín hiệu đưa vào ở chân E, nhưng dòng ngả vào là IE thì gần bằng dòng ngả ra IC nên không có độ lợi về dòng điện.
* Mạch khuếch đại không đảo pha. Khi tín hiệu làm điện áp chân E tăng thi điện áp tương ứng trên chân C cũng tăng và ngược lại, khi điện áp trên chân E giảm thì điện áp trên chân C cũng giảm theo.
Trong mạch: R2, R3 và tụ C4 cấp mức volt phân cực cho chân B. Điện trở R1 dùng để định mức dòng làm việc IE cho transistor. Điện trở R4 dùng định mức áp phân cực cho chân C. Tín hiệu qua tụ liên lạc C5 đưa vào chân E và tín hiệu lấy ra trên chân C qua tụ liên lạc C6 đưa đến chiết áp RV1. Từ đây tín hiệu sẽ cho qua tầng khuếch đại tăng biên với Q2, và tầng khuếch đại đệm với Q3.
Ghi chú: Do trở kháng ngả vào trên chân E rất nhỏ, nên trị của tụ liên lạc trên chân này, tụ C5, Bạn phải lấy lớn để tránh làm mất các tín hiệu vùng tần số thấp.
Transistor Q2 là tâng khuếch đại lấy chân E làm chân chung, nên tín hiệu cho vào chân B và tín hiệu lấy ra trên chân C. Trong mạch: R5 là điện trở định mức áp trên chân C, R6 là điện trở định mức dòng làm việc chảy vào trên chân E và R8 là điện trở cấp mức áp phân cực cho chân B. Q3 là tầng khuếch đại đệm với tín hiệu vào trên chân B và lấy ra trên chân E. Kiểu mạch khuếch đại này lấy chân C làm chân chung, chân C cho nối vào đường nguồn DC, mạch khuếch đại C chung có các đặc điểm sau:
* Mạch cho độ lợi dòng điện, dòng tín hiệu ngả ra IE lớn hơn dòng tín hiệu ngả vào IB, không cho độ lợi điện áp, điện áp tín hiệu ngả ra VE gần bằng điện áp tín hiệu ngả vào VB.
* Trở kháng ngả vào rất lớn, trở kháng ngả ra nhỏ nên khả năng mang tải của nó tốt hơn.
* Mạch khuếch đại không có tính đảo pha. Điện áp tín hiệu vào trên chân B tăng thì điện áp tín hiếu ra trên chân E cũng tăng theo, và ngược lại tín hiệu vào giảm thì tín hiệu ngả ra cũng giảm theo.
Người ta lấy tín hiệu ra trên chân E của Q3 trên điện trở R7, cho qua tụ liện lạc C9 để tiếp tục đi vào các tâng khuếch đại chọn tần hay khuếch đại công suất. Trên đường nguồn cũng đặt mạch lọc với điện trở R9 và tụ C8.