Chữ chạy

"Con đường đến với tri thức không dễ dàng, nhưng nếu chúng ta quyết đi sẽ đến được bến bờ tri thức !". Chào mừng các bạn đến với trang thông tin của Võ Hoàng Tâm - GV Khoa Điện Điện tử - Trường Đại học SPKT Vĩnh Long. Trang cung cấp thông tin - tài liệu học tập cho các bạn học viên và sinh viên. Chúc các bạn thành công trên hành trình đi tìm tri thức ...

Đinh lăng, nhân sâm của người nghèo

Cây đinh lăng có tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng sức dẻo dai cho cơ thể.
Cây đinh lăng
Từ xa xưa, cây đinh lăng có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Là loại thuốc rẻ tiền để chữa các bệnh phổ biến trong dân gian. Đặc biệt, rễ đinh lăng từ ba năm tuổi trở lên có hoạt chất giống nhân sâm, giúp tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể.
Có thể lấy 150g rễ đinh lăng khô thái lát, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35-400, trong 7-10 ngày (hàng ngày lắc đều một lần), ngày uống hai lần trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5-10ml.
Ngoài ra, nhiều bộ phận của cây đinh lăng có thể làm thuốc chữa nhiều bệnh:
Chống co giật cho trẻ em: Lấy lá đinh lăng non và già phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Ngoài ra, có thể chữa lành vết thương bằng cách giã nát lá đinh lăng đắp vào chỗ bị thương.
Chữa đau lưng, mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng 20-30g thân, cành đinh lăng, sắc lấy nước chia ba lần uống trong ngày. Có thể kết hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30-40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2- 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2-3 ngày.