Bản đồ minh họa chất lượng không khí tại châu Á, thể hiện qua chỉ số PM 2.5. (Nguồn: ĐH Yale)
Dựa theo số liệu thống kê của hơn 3.000 địa điểm khác nhau trên toàn cầu trong báo cáo của WHO, khoảng 92% dân dố thế giới đang sống trong môi trường không khí không đạt chuẩn, đồng thời kêu gọi cần có hành động khẩn cấp đối phó. Ngoài khu vực châu Mỹ, tất cả tất cả các khu vực khác trên thế giới đều có dưới 20% dân số sống ở những nơi có chất lượng không khí đạt chuẩn của WHO.
Báo cáo cũng ước tính ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến 6 triệu người tử vong mỗi năm. Mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao tại khu vực Đông Nam Á và phía Tây Thái Bình Dương; trong đó Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Toàn cảnh ô nhiễm không khí tại Việt Nam được Forbes Việt Nam minh họa.
Ô nhiễm ngoài trời được đánh giá là nghiêm trọng hơn, là nguyên nhân của hơn 3 triệu cái chết mỗi năm. Tuy nhiên ô nhiễm trong nhà cũng không ít nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong nhà ở các nước đang phát triển chủ yếu dùng than trong nấu nướng.
Một trong những mặt tồi tệ nhất của ô nhiễm không khí đó là các hạt phân tử nhỏ hơn 2,5 micron (PM2,5) bởi chúng chứa nhiều chất độc hại như sulfate, bụi than đen và có thể thâm nhập sâu vào phổi và trong hệ thống tim mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Một mét khối không khí chứa nhiều hơn 10 microgram PM2,5 được cho là không đạt tiêu chuẩn của WHO.
Theo bà Maria Neira – Giám đốc phụ trách sức khỏe và môi trường công thuộc WHO nhấn mạnh những số liệu trong bản báo cáo này cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm từ mọi người dân. Mặc dù chất lượng không khí ở những nước nghèo kém hơn các nước phát triển, song ô nhiễm môi trường “tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới và mọi thành phần xã hội.”
Bà Maria Neira kêu gọi chính phủ và người dân các nước cần nhanh chóng có các giải pháp như xây dựng hệ thống giao thông mang tính bền vững hơn, quản lý rác thải rắn, sử dụng năng lượng sạch trong các hộ gia đình cũng như giảm khí thải công nghiệp, nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm.
Theo Điều phối viên tại Cơ quan Sức khỏe công cộng và môi trường của WHO Carlos Dora, nhiều chiến lược mà các nước áp dụng để ngăn chặn ô nhiễm có rất ít hiệu quả. Chẳng hạn, biện pháp cảnh báo chất lượng không khí hàng ngày – mà Trung Quốc đã và đang áp dụng đã không mang lại nhiều hiệu quả. Ngoài ra theo WHO, đeo khẩu trang cũng không giúp cản hiệu quả bụi bẩn trong không khí.